Bệnh cầu trùng ở gà thường xuyên bắt gặp vào giai đoạn giao mùa, khi các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ. Chúng khiến cho sức khỏe kê chiến suy giảm nhanh chóng và có thể chết sau một thời gian không phát hiện kịp thời. Để nắm được cách hạn chế thiệt hại cũng như chăm sóc đàn tốt nhất chúng ta hãy theo dõi chia sẻ sau từ đá gà trực tiếp.
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Trùng cầu là bệnh về đường tiêu hóa do sự kí sinh của eimeria tenella và eimeria necatrix tại ruột già, ruột non. Chúng sinh sôi nảy nở vô cùng nhanh chóng ở gà đạt độ tuổi từ 2 – 8 tuần, rất khó tiêu diệt. Nếu kê chiến ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh rất dễ bùng phát cho cả đàn, đặc biệt trong môi trường bẩn, chuồng nuôi không được vệ sinh đúng cách.
Ngoài ra môi trường ẩm ướt, không thông thoáng khí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn ký sinh bệnh cầu trùng ở gà phát triển mạnh. Chúng làm cho vật chủ còi cọc, chậm lớn do tiêu hoá kém, giảm khả năng hấp thụ, ảnh hưởng nặng nề tới sức đề kháng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới gà mắc nhiều bệnh khác cùng lúc làm cho việc điều trị thêm khó khăn hơn.
Đặc điểm nhận dạng nhanh bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng tàn phá nghiêm trọng ruột non và manh tràng dẫn tới sưng to, xuất huyết bên trong, thậm chí có thể vỡ bất cứ lúc nào. Những triệu chứng phát tích bên ngoài của gà mà người nuôi rất dễ nhận biết như sau:
Thể cấp tính
Bệnh cầu trùng ở gà thể cấp tính thường có xu hướng ăn kém hoặc bỏ bữa, ủ rũ, mệt mỏi, lười vận động, khó khăn trong việc đi lại. Phần phân khi đi ngoài xuất bọt vàng, nâu đỏ hoặc lẫn máu khi trở nặng hơn. Nếu để nặng tới 1-2 không tuần không chữa trị chúng rất dễ bị co giật và chết ngay sau đó.
Thể mãn tính
Đối với thể mãn tính biểu hiện của bệnh cầu trùng ở gà không thay đổi quá nhiều, chủ yếu khác biệt ở một số điểm như sau:
- Ỉa chảy hoặc đi ngoài phân sống.
- Phân chuyển sang màu đen, đôi khi có lẫn máu.
- Đi lại khó khăn.
- Trạng thái mệt mỏi, xù lông.
Cầu trùng thể mãn tính xuất hiện chủ yếu ở gà trong giai đoạn được 3 tháng tuổi. Với những con trưởng thành biểu hiển sẽ nhẹ hơn. Lúc này niêm mạc ruột đang bị eimeria tenella và eimeria necatrix tàn phá nên khó hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến kê chiến trông khá còi cọc, yếu ớt, phát triển chậm.
Thể mang trùng
Bệnh cầu trùng ở gà thể ẩn bệnh rất khó phát hiện. Các vi khuẩn kí sinh chủ yếu trong cơ thể những con đã trưởng thành và đang sinh đẻ. Nhìn bên ngoài chúng vẫn bình thường, ăn uống không gặp khó khăn, ít bị tiêu chảy hay mệt mỏi. Tuy nhiên đối với gà mái sản lượng trứng sẽ suy giảm nhanh chóng tới 15 – 20%.
Cách chữa và chăm sóc gà mắc bệnh cầu trùng
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay bệnh cầu trùng không còn quá đáng ngại. Chỉ cần người nuôi phát hiện kịp thời và áp dụng một số biện pháp sau có thể hạn chế thấp nhất thiệt hại cho đàn kê chiến của mình:
Chữa bệnh cầu trùng ở gà
Muốn eimeria tenella và eimeria necatrix bị tiêu diệt nhanh cần sử dụng thuốc kháng coccidia. Trên thị trường hiện đang cung cấp một số loại phổ biến rất hữu hiệu cho anh em tham khảo như amprolium, sulfadimethoxine, toltrazuril,… Nó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, ức chế khả năng sống của ký sinh trùng bám vào ruột non và manh tràng.
Xem thêm: Gà Bướm Đá Ngày Nào Tốt Để Giành Chiến Thắng Vẻ Vang
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc chữa bệnh cầu trùng ở gà cần chú ý tới thể trạng thực tế, độ tuổi để chọn loại và liều lượng phù hợp. Trong quá trình cho dùng chúng ta luôn phải quan sát kỹ phản ứng của đàn để tránh tình trạng bị sốc dẫn đến chết nhanh hơn. Nếu sau một thời gian tình hình bệnh được cải thiện có thể giảm liều lượng hoặc ngắt quãng tạm thời chờ cho kê chiến hồi phục.
Chăm sóc
Song hành với chữa bệnh cầu trùng ở gà là việc chăm sóc cẩn thận để kê chiến tăng sức đề kháng tốt đáp ứng được hiệu quả của thuốc. Người nuôi cần chú ý một số việc quan trọng như sau:
- Cách ly những con bị bệnh ra một khu vực riêng để tiện theo dõi và tránh lây cho cả đàn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tránh những loại khó tiêu sẽ càng làm tình trạng viêm tắc ruột trầm trọng hơn.
- Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm nhiều khoáng chất, vitamin, rau xanh kèm theo thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
- Có thể tiêm hoặc cho uống thêm thuốc bổ nếu thể trạng của gà quá yếu.
Cách đơn giản để phòng chống bệnh cầu trùng ở gà
Nếu triệt tiêu điều kiện phát triển của ký sinh trùng eimeria tenella và eimeria necatrix anh em không cần lo lắng về nguy cơ gây bệnh. Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện một số hoạt động sau:
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại và phun sát khuẩn, rắc vôi bột xung quanh. Mục đích nhằm loại bỏ phân tạp chất, tránh tích tụ nước dẫn đến ẩm thấp tạo môi trường sống lý tưởng cho ký sinh trùng.
- Thay đồ ăn và nước liên tục để tránh lây lan vi khuẩn khi nuôi gà theo đàn với số lượng lớn.
- Tiêm vacxin định kỳ và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng sức đề kháng cho gà, giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh.
- Thường xuyên quan sát biểu hiện, trạng thái của đàn gà để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường là dấu hiệu của bệnh. Qua đó tránh tình trạng khi ruột non và manh tràng bị tổn thương nặng nề mới bắt đầu chữa hiệu quả rất thấp.
Xem thêm: Vảy Gà Tài Và Những Cách Nhận Biết Thần Kê Chuẩn Siêu Hạng
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh cầu trùng ở gà. Ký sinh trùng có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn lớn nào của kê chiến nên anh em luôn phải chủ động phòng tránh hiệu quả. Qua đó giúp mọi người sở hữu trong tay nhiều tuyển thủ chất lượng sẵn sàng chinh chiến mọi trận đá gà trực tiếp.