Bệnh Coryza Trên Gà Và Cách Phòng Ngừa, Chữa Trị Hiệu Quả

Bệnh coryza trên gà xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Nó có thể lây lan trong thời gian ngắn gây nhiễm cho cả đàn ngay nếu người nuôi không phát hiện kịp thời. Để nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh kèm hướng xử lý cụ thể chúng ta hãy theo dõi chia sẻ sau từ đá gà trực tiếp.

Sơ lược về bệnh coryza trên gà

Coryza là một trong các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nó gây ra tình trạng chảy nước mũi, khó thở và sưng phù mặt do vi khuẩn haemophilus paragallinarum phát triển mạnh trong môi trường sống. Gà ở lứa tuổi nào cũng rất dễ mắc bệnh, lây lan nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Thời gian ủ bệnh coryza trên gà khá ngắn, chỉ khoảng 1-3 ngày. Sau đó vi khuẩn sẽ phát tán nhanh chóng qua dịch tiết, phân, không khí xung quanh chuồng trại. Nếu môi trường có nhiều khí độc như H2S, NH3 càng tạo điều kiện cho chúng sinh sôi nhanh chóng. 2-3 tháng tuổi là thời gian gà dễ mắc nhất và có thể kết hợp với một số loại bệnh khác như Hen CRD hay E.Coli dẫn đến chết nhanh hơn.

benh-coryza-tren-ga-tho-kho-khan
Coryza là bệnh về hô hấp khiến gà thở khò khè rất khó khăn

Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh coryza trên gà

Để không nhầm lẫn coryza với một số loại bệnh về đường hô hấp khác, người nuôi cần chú ý tới những biểu hiện phổ biến như sau:

  • Bỏ bữa hoặc ăn uống kém hơn thấy rõ, thậm chí không ăn trong giai đoạn cuối.
  • Ủ rũ, không có tinh thần, ít chạy nhảy hoặc lười vận động.
  • Giảm số lượng trứng sản sinh ra so với ngày thường. 
  • Có dấu hiệu bị phù đầu hay sưng trán.
  • Tai và mũi sưng, đau.
  • Có dịch viêm bên trong mũi cho tới đường hô hấp, đóng cục mủ trắng gây ra tình trạng khó thở.
  • Bệnh coryza trên gà làm viêm kết mạc khiến cho 2 mí mắt sưng khó hoặc không nhìn thấy đường, cản trở trực tiếp đến việc đi lại, ăn uống.
  • Thở khò khè kết hợp ho.
  • Dịch viêm cô đặc trong khoang mũi vào giai đoạn cuối.
benh-coryza-tren-ga-sung-mat
Gà mắc bệnh coryza thường bị sưng mặt và viêm kết mạc mắt

Cách kiểm soát và chữa trị bệnh coryza trên gà

Coryza không phải là nỗi lo lớn nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát tốt để tránh lây lan trên diện rộng. Nếu gà của chúng ta có các biểu hiện của vi khuẩn haemophilus paragallinarum xâm nhập hãy tiến hành xử lý như sau:

Kiểm soát bệnh

Bệnh coryza trên gà thường tồn tại trong thời gian khá ngắn, chỉ khoảng 2-3 ngày. Vì thế người nuôi hãy áp dụng một số cách hay sau để kiểm soát tình trạng lây nhiễm trong đàn:

  • Tách gà mắc bệnh nuôi nhốt cách xa với những con khỏe mạnh. Nếu không có chuồng riêng có thể tách ô nhỏ quây lại để kiểm soát và tránh việc tiếp xúc với phần còn lại của đàn.
  • Tiến hành phun khử khuẩn và làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống,… tránh tạo điều kiện cho haemophilus paragallinarum sinh sôi nảy nở.
  • Luôn giữ chuồng trại thông thoáng, lưu thông không khí tốt để có lợi hơn cho hệ hô hấp của gà. 
  • Với những con đã chết cần tiêu hủy đúng quy định và chôn cách xa chuồng trại.

Xem thêm: Gà Lưỡng Nhãn Và Cách Chọn Kê Chiến Chuẩn Đảm Bảo Đá Hay

benh-coryza-tren-ga-cach-li-dieu-tri
Nên cách ly con bị bệnh khỏi đàn để điều trị riêng

Xử lý bệnh coryza trên gà đã nhiễm

Gà đã nhiễm bệnh sẽ suy giảm sức khỏe nhanh chóng, bỏ ăn làm ảnh hưởng tới sức đề kháng. Muốn chúng nhanh hồi phục sức lực, tinh thần chúng ta cần làm như sau:

  • Tiêm vacxin điều trị bệnh. Một số loại phổ biến để xử lý bệnh coryza hiệu quả là amoxicillin, fluoroquinolones, streptomycin, dihydrostreptomycin, gentamicin, sulfonamide, tylosin, erythromycin,…. Liều lượng và thời gian sử dụng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi, khả năng phục hồi của gà tránh khiến chúng bị sốc có thể dẫn đến chết nhanh hơn.
  • Khi tiêm vacxin điều trị bệnh coryza trên gà có thể khiến chúng cảm thấy mệt mỏi. Người nuôi cần bổ sung thêm các loại khoáng chất, thuốc bổ để nâng cao sức đề kháng trước, khả năng chống chọi của cơ thể.
  • Luôn theo sát tình hình sức khỏe của đàn gà để thay đổi phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ví dụ như các dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm đáng kể hãy giảm liều lượng thuốc kháng sinh xuống, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất giúp cơ thể chúng phục hồi nhanh hơn.
  • Chú ý sử dụng thêm các chất có tác dụng tiêu đờm, bổ phế. Bởi vì khi vi khuẩn phát triển, đóng màng trong mũi, đường thở sẽ khiến việc hô hấp của gà diễn ra vô cùng khó khăn.
benh-coryza-tren-ga-tiem-vac-xin
Tiêm vacxin là cách nhanh nhất để trị bệnh coryza trên gà

Phòng bệnh coryza như thế nào?

Bệnh coryza trên gà nếu biết cách phòng tránh sẽ giảm được đáng kể thiệt hại cho đàn. Để ngăn vi khuẩn haemophilus paragallinarum không sản sinh mạnh mẽ và lây lan ra chuồng trại người nuôi cần chú ý như sau:

  • Thường xuyên phun khử khuẩn định kỳ và rắc vôi bột xung quanh chuồng trại.
  • Dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên, không để máng ăn, nước uống lâu ngày dễ phát sinh mầm bệnh.
  • Chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng, thoát nước tốt, không ứ đọng ở bề mặt sàn.
  • Nên chia chuồng trại thành nhiều ô khác nhau để đảm bảo nếu bệnh coryza phát triển chỉ lây lan cho một nhóm nhỏ. Qua đó giúp chúng ta kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng.
  • Muốn phòng bệnh coryza trên gà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất giúp cơ thể chống chịu tốt hơn.
  • Nên để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi trong một thời gian nhất định, đặc biệt nếu đã từng nhiễm bệnh coryza trước đó để tránh vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Ở mỗi giai đoạn phát triển của gà cần được tiêm vacxin đầy đủ để đảm bảo cho chúng có được thể lực, sức đề kháng tốt nhất.
  • Luôn theo sát những thay đổi của gà để kịp thời phát hiện bất thường, ví dụ như các triệu chứng bệnh để cách ly đàn điều trị ngay.

Xem thêm: Gà Chân Vảy Rồng – Bí Mật Đằng Sau Bậc Linh Kê Đẳng Cấp

benh-coryza-tren-ga-phun-khu-khuan
Cần phun khử khuẩn thường xuyên không cho bệnh phát triển

Lời kết

Những chia sẻ trên đây vừa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh coryza trên gà. Anh em có thể tham khảo thêm thông tin về cách phòng bệnh, kiểm soát lây lan và điều trị hiệu quả để áp dụng nhanh chóng cho đàn của mình. Mọi người cũng đừng quên theo dõi đá gà trực tiếp thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.